This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Trẻ nổi mụn, cha mẹ chớ lo!

Vì sao trẻ nhỏ lại nổi mụn? Mụn xuất hiện khi các tuyến dầu trên da tiết quá nhiều bã nhờn (sebum) gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và làm da bị tổn thương. Ở những nơi tập trung nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, lưng, vai và ngực của trẻ thường dễ gặp vấn đề về mụn hơn cả và chủ yếu là mụn đầu trắng. Các chuyên gia cho rằng trẻ bị nổi mụn có thể do di truyền hoặc do thời tiết oi nóng. Ngoài hai yếu tố ấy thì việc người mẹ sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, trẻ nhỏ bị bệnh phải dùng thuốc hay việc mẹ chống nắng, bôi da cho con bằng những loại kem không phù hợp cũng được xem là nguyên nhân gây nên mụn.


noi mun Làm cách nào “xóa sổ” mụn?
Mụn ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh sau một thời gian ngắn đều tự động biến mất, song nếu da trẻ quá nhạy cảm, mụn sẽ thường xuyên tìm đến và ở lại lâu hơn khiến trẻ không ngừng ngứa ngáy, khó chịu. Để con bạn sớm thoát khỏi những nốt mụn “cứng đầu” hãy nhớ: - Rửa sạch vùng da nổi mụn bằng nước ấm ngày 1 – 3 lần - Hạn chế dùng xà bông, sữa tắm, dầu gội hay các loại dầu trên vùng da bị tổn thương - Thấm khô da sau khi rửa - Không bôi các sản phẩm chăm sóc da, trị mụn của người lớn lên da bé nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ - Ngưng sử dụng các loại kem bôi da cho đến khi da hết mụn - Thử chấm vài giọt sữa mẹ lên nốt mụn và chờ xem điều kỳ diệu nhé! Nếu mụn lâu ngày không xẹp hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng viêm, bạn nên đưa ngay trẻ tới bệnh viện da liễu hoặc các cơ sở khám, chữa chuyên khoa uy tín khác để kịp thời điều trị.

Chơi điện tử giúp tăng khả năng tập trung chú ý

Trưởng nhóm nghiên cứu ông Marc Palaus từ Universitat Oberta de Catalunya, Tây Ban Nha đã tiết lộ rằng những người chơi điện tử có sự cải thiện trong một số dạng chú ý như sự chú ý kéo dài hoặc sự chú ý chọn lọc.

Chơi các trò chơi video cũng làm tăng kích thước và hiệu quả hoạt động của các vùng não liên quan đến kỹ năng thị giác.

Hơn nữa ở những người chơi điện tử, các vùng não liên quan đến sự chú ý hoạt động hiệu quả hơn và tập trung tốt hơn trong các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý cao độ.

Hầu hết những người chơi điện tử thời gian dài đều có hồi hải mã phải phát triển.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Neuroscience, nhóm nghiên cứu đã thu thập và phân tích 122 nghiên cứu khoa học, trong đó 22 nghiên cứu xem xét những thay đổi cấu trúc trong não và 100 nghiên cứu xem xét sự thay đổi chức năng não/hành vi.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo chơi điện tử quá nhiều có thể dẫn đến nghiện game và các vấn đề sức khỏe như béo phì, thị lực kém cũng như các vấn đề về tình cảm.

BS. Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Top thực phẩm là chất độc khi ăn tái sống

Thực phẩm sống, thực phẩm tái luôn ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Đặc biệt, với các thực phẩm rất thông dụng dưới đây, bạn càng nên nấu chín thật kĩ trước khi ăn.

Thịt gà

Theo The Daily Meal, thịt gà được bán ở các siêu thị, cửa hàng đã được sơ chế, nhưng cũng thu nhận rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn khác có thể gây hại cho cơ thể nếu bạn không nấu kỹ. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165oC.

Ngoài ra, bạn không cần phải rửa sạch thịt gà trước khi nấu vì các vi khuẩn trên thịt gà sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu. Hơn nữa, khi rửa thịt gà, nước bắn tung tóe sẽ làm lây lan vi khuẩn ra toàn bộ khu bếp.

Sắn

Củ sắn có chứa cyanide, hoặc glycosides cyanogenic, các độc tố nằm chủ yếu ở lá, có tác dụng ngăn chặn các loại côn trùng và động vật, nhưng một phần độc tố này cũng nằm dưới lớp vỏ sắn. Vì vậy, để tận dụng tối ưu dinh dưỡng của sắn và ngăn ngừa độc tố, bạn cần gọt vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín sắn càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch.

Bạn nên nấu chín thịt gà ở nhiệt độ 165oC để tiêu diệt vi khuẩn độc hại (Ảnh: Thedailymeal)

Trứng

Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua, tuy nhiên, đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả). Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.

Khoai tây chuyển màu xanh, mọc mầm

Bạn có biết rằng khoai tây để lâu có thể chuyển thành màu xanh hoặc mọc mầm? Khi đó, chúng sẽ gây ngộ độc cho con người nếu không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là do khi bắt đầu chuyển màu, khoai tây chứa một lượng lớn chất hóa học gây độc solanine. Nếu trúng độc, bạn có thể bị đau đầu, khó thở, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác.

Để tránh khoai tây chuyển màu, bạn nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thịt lợn

Thịt lợn không cần phải nấu chín quá kỹ, nhưng bạn cũng không nên ăn thịt quá tái. Thịt lợn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp có thể bị nhiễm giun đũa, sán heo, sán dây... Nó có thể truyền ký sinh trùng vào cơ thể người, gây nhiễm sán, ngộ độc cấp tính hay dịch tả.

Đậu đỏ

Nếu bạn ăn phải đậu đỏ sống, lectin, một chất độc hại có trong thực phẩm này sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng trong vòng vài giờ. Do vậy, bạn cần ngâm chúng ít nhất 5 giờ rồi mới nấu ăn để tránh bị ngộ độc.

Trẻ em tóc bạc dễ mắc bệnh lý mãn tính

Thông thường, tóc bạc xuất hiện ở những người từ 45 tuổi trở đi còn bạc tóc xuất hiện trước tuổi 45 được gọi là tóc bạc sớm.

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bạc sớm như:

- Sử dụng quá nhiều thuốc nhuộm và các loại mỹ phẩm gây hại cho tóc không chỉ làm cho tóc bạc sớm mà còn làm cho tóc xơ và dễ gãy.

- Căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, những người phải làm việc trí óc nhiều cũng thường bạc tóc sớm hơn.

- Yếu tố di truyền: các nhà khoa học đã tìm ra gen liên quan tới bệnh tóc bạc sớm. Vì vậy, trong những gia đình có ông bà, bố mẹ bị tóc bạc sớm thì con, cháu cũng thường bị tóc bạc sớm.

- Thiếu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin B và vitamin E.

- Tóc tiếp xúc với ánh nắng trong một thời gian dài.

- Rối loạn các hoóc-môn, đặc biệt là các hoóc-môn sinh dục và hoóc-môn tuyến giáp.

- Lạm dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh.

- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có tỉ lệ tóc bạc sớm cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc.

- Chế độ ăn uống không cân đối: ăn quá nhiều thịt và đồ ngọt, ăn ít rau xanh và hoa quả, uống nhiều rượu bia, cà phê,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bạc sớm.

- Ngoài ra, còn có thể do các bệnh lý ác tính về máu.

Như vậy, bệnh tóc bạc sớm có rất nhiều nguyên nhân như trên, có nguyên nhân do chế độ ăn uống, sinh hoạt, có nguyên nhân bệnh lý. Vì vậy, trước tiên bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, uống bổ sung vitamin B và vitamin E, hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc, không lạm dụng thuốc, bỏ hút thuốc lá không chỉ làm giảm nguy cơ bạc tóc sớm mà còn giảm nguy cơ bị ung thư phổi và các bệnh lý mãn tính về phổi.

Nếu sau một thời gian đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt mà tình trạng bệnh không đỡ thì nên đi khám chuyên khoa da liễu để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân bệnh lý để điều trị sớm. Còn nếu nguyên nhân là do di truyền thì sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn được vì hiện nay y học của nước ta vẫn chưa thể can thiệp được về gen ở các bệnh lý có tính di truyền.

BS. Nguyễn Văn An

Trẻ bị hen có nguy cơ cao bị suy tim sau này

Bệnh hô hấp phổ biến này dẫn tới sự dày lên của tâm thất trái, có thể khiến cơ tim mất độ đàn hồi và cuối cùng không bơm được máu.

Đây là nghiên cứu đầu tiên liên kết bệnh hen từ lúc nhỏ với bệnh tim (phì đại thất trái) tuổi trưởng thành.

Tỷ lệ mắc bệnh hen đã tăng lên trong thập kỷ qua, ảnh hưởng đến hơn 8% trẻ em và 7% người lớn.

Sự gia tăng ô nhiễm không khí thường bị đổ lỗi, nhưng một phần lý do có thể là các phương pháp chẩn đoán đang ngày càng tốt hơn.

Trẻ vị thành niên bị bệnh hen có nguy cơ cao hơn bị các rối loạn tim mạch trong cuộc sống sau này.

Nghiên cứu này đã tìm hiểu 1.118 bệnh nhân trả lời bảng hỏi về lịch sử bệnh hen của họ.

Sau 10 năm theo dõi, những người bị hen có chỉ số khối cơ thất trái cao hơn những người không có bệnh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan này mạnh hơn ở những bệnh nhân bị huyết áp cao và tăng huyết áp.

BS Thu Vân

(Theo Dailymail)

Chữa bỏng bô xe máy đúng cách

Phỏng bô xe máy là tai nạn rất thường gặp. Do không được xử trí đúng ngay từ đầu nên có nhiều bệnh nhân phỏng bô xe máy bị hoại tử da phải mổ cắt lọc ghép da hoặc những vết bỏng nhỏ hơn trên một tháng chưa lành tạo nên sẹo xấu do nhiễm trùng...

Dưới đây là phương pháp điều trị phỏng bô xe máy đơn giản, giúp các bạn có thể tự xử trí ngay từ lúc mới bị tai nạn:

- Xối rửa ngay vết phỏng bằng nước sạch, nước lạnh liên tục khoảng 15 phút. Việc làm này giúp giảm nhiệt độ bề mặt da, giảm diện tích phỏng và giảm độ sâu của da bị tổn thương, giảm đau nơi bị phỏng.

- Bôi kem Silvrin hoặc Biafine lên vết bỏng một lớp dày, dùng băng gạc vô trùng băng vết thương lại để giữ độ ẩm cho da, giúp hạn chế bị bóng nước, giảm đau, sẹo lành đẹp sau này.

- Thay băng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý NaCl, sau đó tiếp tục bôi kem. Các bạn nhớ là vẫn băng vết thương lại, không nên để vết thương bị khô cho đến khi vết bỏng lành, không đỏ da.

- Diễn tiến phỏng độ I sẽ lành sau một tuần, phỏng độ II sẽ lành sau hai tuần

- Nếu có bóng nước: Cần cố gắng giữ không cho bể bóng nước (nó như lớp băng sinh học, giúp chống nhiễm trùng). Nếu bóng nước bị bể thì rửa vết phỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem, băng lại như bình thường.

- Trong trường hợp vết thương bị phỏng sâu từ lúc bị tai nạn hoặc diễn tiến vết thương có dấu hiệu sưng, đỏ, đau nhiều hơn quanh vết thương, có mô hoại tử... các bạn nên đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

BS. Nguyễn Xuân Anh, Phòng khám Chấn thương Chỉnh hình Mỹ Quốc

Trẻ ho 2

Câu hỏi: Chào Bác sĩ! Con gái em cháu được 19 tháng, cháu bị ho, sổ mũi. Em cho bé đi khám thì cháu bị viêm amidan cấp mủ. Bác sĩ kê cho cháu thuốc anphadeka, aumentin, colergis. Cháu uống 5 ngày vẫn còn ho và sổ mũi. Em cho cháu đi khám lại thì họng không có đốm trắng, nhưng lại bị viêm phế quản. Bác sĩ kê thuốc claminat, anphadeka, zinkof, acemuc, ganusa. Khi về nhà cháu sốt 38,4 độ. Bác sĩ cho em hỏi cháu như vậy có cần nằm viện không, chăm sóc cháu thế nào? Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Trả lời:

Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là vi - rút, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn... Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi - họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Theo TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Vi-rút là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì vi-rút có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.

Nếu con bạn được bác sĩ chẩn đoán bị viêm phế quản, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cha mẹ cần:

- Vệ sinh đường hô hấp như: súc họng, xịt rửa mũi bằng dung dịch nước muối loãng

- Duy trì chế độ ăn như bình thường, tránh kiêng cữ quá mức. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Tăng cường rau xanh, nước hoa quả.

Cần đưa trẻ tới bệnh viện khi thấy bé có những biểu hiện trở nặng như:

- Bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.

- Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.

- Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.

- Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.

TS. Vũ Thị Lừu

(Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa, Bệnh viện E)

Những lưu ý để thai không chết lưu

Câu hỏi: Bác sĩ cho em hỏi em bị thai lưu hai lần rồi ạ. Lần đầu em được tám tháng. Cách 2 năm em mới mang thai lại lần này em mang thai được 9 tháng đúng với ngày dự kiến sinh em đau bụng nhưng xuống bệnh viện thi thăm khám không còn tim thai ạ. Bác sĩ đưa đi siêu âm thì bác sĩ bảo thai đã chết được 1 tuần và thai bị dây rốn quấn cổ 3 vòng. Liệu lần sau em còn có thể mang thai lại và có ảnh hưởng tiền sử thai lưu không ạ. Liệu có cách nào để em được làm mẹ không ạ. Bác sĩ cho em xin lời khuyên ạ.

Trả lời: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng-Chuyên khoa Nhi-Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng, cho biết:

Như vậy bạn có tiền sử sản khoa nặng nề rồi, những lần có thai sau, bạn phải đến khám và quản lý thai từ tuyến bệnh viện huyện trở lên nhé. Trong những lần dự kiến sinh sau, bạn nên đưa cả 2 vợ chồng đi khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa sản để xem chồng bạn có bất kỳ vấn đề gì bất thường ở bộ phận sinh dục hay không; số lượng và chất lượng tinh trùng có còn đảm bảo cho quá trình sinh sản hay không? Và bạn cũng nên xem mình có bị mắc bệnh gì không, siêu âm đầu dò âm đạo xem tử cung, niêm mạc tử cung, bường trứng và trứng có bất kỳ bất thường gì không? Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hoặc bán tắc hay không? Yếu tố RH có bất thường không,… Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp cho bạn và chồng bạn để hai vợ chồng có thể sinh con được. Chúc bạn luôn khỏe, sớm có con!

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng

Nghiện ăn phao câu có nguy cơ ung thư

Miếng phao câu gà vàng ruộm, béo ngậy là món khoái khẩu của nhiều người. Thậm chí, có những thông tin cho rằng, ăn phao câu tốt cho sắc đẹp, cải thiện vòng ba. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế - Viện dinh dưỡng Quốc gia sẽ giúp chúng ta thấy rõ những tác hại không tốt khi ăn phao câu gà.

Phao câu rất bẩn

Phao câu là phần sau cùng của thân vịt, gà, ngan, ngỗng,… Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, phao câu gà chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho dù sát khuẩn kỹ cũng không thể làm sạch được. Đặc biệt, vùng hậu môn của nhiều gia cầm có tồn tại khối u.

“Ăn phao câu gà, vịt, ngan là một thói quen có hại cho sức khỏe. Nếu chúng ta ăn bộ phận này có nghĩa tự mình đưa virut và chất độc gây bệnh vào cơ thể. Những chất độc đó sẽ tích tụ và gây những bệnh mãn tính, thậm chí ung thư”, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho biết.

 Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng

Chứa nhiều chất béo

Nhiều người thích ăn phao câu chỉ vì nó béo ngậy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, chính chất béo này là mầm mống gây nhiều bệnh như béo phì, rối loạn mỡ máu,..

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng lí giải: “Các cụ có câu “Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh” có thể đúng trong thời gian trước. Xưa thực phẩm ít, con người ăn phao câu để bổ sung chất béo. Còn nay, khi những bữa ăn hằng ngày có đủ chất dinh dưỡng, thậm chí thừa chất béo. Khi ăn phao câu, lượng mỡ và cholesterol có thể gây hại cho sức khỏe, tuyệt đối không tốt với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rỗi loạn máu mỡ”.

 Phao câu gà chứa nhiều chất béo. Ảnh minh họa

Phao câu gà chứa nhiều chất béo. Ảnh minh họa

Tuyệt nhiên không có tác dụng làm đẹp

Một số chị em phụ nữ mê ăn phao câu chỉ vì tin rằng, ăn phao câu giúp da đẹp, tóc mượt và cải thiện vòng 3. Đó chỉ là những lời đồn đoán không có căn cứ khoa học. “Thông tin ăn phao câu giúp da đẹp, tóc mượt không hề đúng. Thậm chí, có người không cắt tuyến nhờn để có tác dụng tốt hơn khi ăn. Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn phao câu có tác dụng như vậy!”, Bác sĩ Hưng cho hay.

Ngoài ra, bác sĩ Hưng khuyến cáo, tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ ăn phao câu gà. Những người lớn thích ăn phao câu gà có thể ăn nhưng thường xuyên ăn sẽ rất dễ mặc bệnh.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Dấu hiệu bệnh glôcôm ở trẻ nhỏ

Nhưng biết về các triệu chứng sớm của bệnh có thể giúp đưa ra những can thiệp y tế ngay lập tức để phòng ngừa mù lòa.

Chảy nước mắt

Hay chảy nước mắt là dấu hiệu dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể báo hiệu bệnh glôcôm ở trẻ. Nếu bé bị chảy nước mắt liên tục, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng chói)

Một triệu chứng khác của bệnh glôcôm ở trẻ là sợ ánh sáng hoặc rất nhạy cảm với ánh sáng, thậm chí là ánh sáng mặt trời. Nếu trẻ hay than phiền là đèn quá sáng, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân chính xác.

Co giật mi mắt

Trẻ em bị glôcôm cũng bị những cơn co giật mi mắt không tự chủ và bất thường. Mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra, nhưng co giật các cơ xung quanh mắt thường gây đau. Đây là dấu hiệu đáng báo động và không nên xem thường.

Tăng kích thước giác mạc

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự gia tăng áp lực nội nhãn (áp lực dịch bên trong mắt) dẫn tới sưng mắt, làm tăng kích thước của giác mạc. Vì vậy, nếu trẻ bị sưng, nặng mắt hoặc nếu có những thay đổi trong mắt, cần đi khám bác sĩ sớm.

Củng mạc có màu xanh

Củng mạc màu xanh có thể là dấu hiệu của bệnh glôcôm. Vì vây, nếu củng mạc vốn có màu trắng chuyển sang màu xanh hoặc hơi xám, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

Giúp trẻ không bị xâm hại tình dục

Gần đây, liên tục xảy ra các vụ xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em. Việc tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn, tọa đàm với chủ đề “Phòng chống XHTD trẻ em” là rất quan trọng và cần thiết, giúp nâng cao nhận thức về phòng chống XHTD trẻ em và trang bị những kiến thức pháp luật cho các bậc phụ huynh bảo vệ con em mình.

Lặng người khi nghe chuyên gia tư vấn chia sẻ

Không khí trong khán phòng Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (TPHCM) trở nên nặng nề và trầm lắng hơn khi nghe chuyên gia tư vấn, bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang - Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 - người đã trực tiếp khám và điều trị cho các bé là nạn nhân của các vụ XHTD trẻ em trong thời gian qua chia sẻ. Rất nhiều phụ huynh tham dự đã không cầm được nước mắt, thương cho các bé khi biết rằng, nguyên nhân đưa các bé đến hoàn cảnh trớ trêu này là do sự bất cẩn của các bậc cha mẹ.

Giúp trẻ không bị xâm hại tình dục

Trường hợp của bé H, em bị chính người cha ruột của mình xâm hại nhiều lần nhưng ngặt nghèo thay mẹ của em lại không hề tỏ ra đau khổ hay lo lắng gì. Khi được hỏi, em hồn nhiên trả lời do nhiều lần ba đi nhậu về, mẹ nói “ba hôi quá, mày vào ngủ với ba đi”. Trong lúc say xỉn không hiểu vô tình hay cố ý, người cha đã XHTD con gái mình. Tuy nhiên, người mẹ quả quyết không có chuyện đó. Bác sĩ đã rất ngạc nhiên và không biết nên tin bé hay tin mẹ bé?

Với bé trai 11 tuổi được một người đưa đến khám với lý do sao nhãng việc học, hay lẩn trốn vào chỗ vắng vẻ và thủ dâm…, em đã thú nhận chuyện đó và nói không phải tại em mà có người đã xâm hại, không phải mình em mà với nhiều em.

Theo bác sĩ Quỳnh Trang, trường hợp này không những gây sang chấn cho bé trai mà còn gây ra nhu cầu khoái cảm thứ phát về tính dục cho trẻ, khi đó đứa trẻ sẽ tiếp tục đi tìm nhu cầu. Với trẻ ở lứa tuổi 11, việc thủ dâm không phải chuyện xấu, tuy nhiên nếu trẻ có suy nghĩ hoặc làm chuyện đó suốt ngày là không được.

Chuyên gia tư vấn, luật sư Đào Thi Bích Liên, Chi hội phó Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, chia sẻ: chị vô cùng đau xót khi biết rằng chính sự thờ ơ của người lớn đã vô tình biến bé trở thành nạn nhân của tệ nạn XHTD trẻ em. Trường hợp của bé gái A, cứ mỗi lần bị ở nhà với dượng, em đều điện thoại cho bà nội và nói “bà nội ơi con không muốn ở đây, con muốn về với bà nội” và đều nhận được câu trả lời từ bà nội “không được, con phải ở trên đó với mẹ con”. Sau nhiều lần như vậy cho đến khi bộ phận sinh dục của em bị viêm, sưng có mủ, gia đình đưa em đi khám thì mới biết em đã bị chính người cha dượng của em xâm hại nhiều lần.

Thay đổi từ những thói quen không tốt

Sau khi nghe các chuyên gia tư vấn chia sẻ, chị Uyên đã không kìm được sự tức giận của mình. Theo chị, với trẻ khi trong cuộc sống mà gặp phải sự việc không mong muốn thì trẻ sẽ nhớ suốt đời. Điểm mấu chốt là các bậc cha mẹ nên dạy con biết cách phòng chống XHTD để bảo vệ bản thân. Với chị, việc dạy cho con biết sống tự lập là điều quan trọng và cần thiết nhất, khi đó các bé sẽ biết chủ động giải quyết và xử lý những việc xảy ra với mình. Chị dạy con chị phải biết cách đứng dậy sau khi vấp ngã, chị từng nói với con “con có một ngày đen tối không có nghĩa là con có một cuộc đời đen tối”. Cách dạy con của chị được các bậc cha mẹ cũng như bác sĩ, luật sư tán thành. Theo bác sĩ QuỳnhTrang, dạy trẻ biết tự lập là cách tốt nhất trong cuộc sống hàng ngày, và rất mong chị Uyên sẽ là người truyền lửa cho các phụ huynh.

Với chị Thu thì việc dạy cho trẻ biết cách phòng chống XHTD là điều quan trọng nhưng nghe có vẻ hơi xa vời. Theo chị, để phòng chống XHTD trẻ em, trước tiên chúng ta cần thực hiện tốt những việc làm đơn giản hàng ngày như: nhà phải có cửa cẩn thận; con trai, con gái phải ngủ riêng; cha mẹ tuyệt đối không được thơm nựng vùng kín của con…, những điều tưởng chừng đơn giản như vậy nhưng lại rất thực tế, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày nên sẽ có hiệu quả hơn.

Trong khi đó ý kiến của bác sĩ Hà lại cho rằng, chúng ta đang chỉ chú tâm đến dạy cách phòng chống XHTD cho trẻ em mà quên rằng, chính trẻ em mà đặc biệt là các trẻ em trai cũng rất có thể sẽ trở thành người đi XHTD người khác. Vì vậy, chúng ta phải có hướng giáo dục ở cả hai phía.

Cùng tâm trạng lo lắng, chị Lan Hương lại có mong muốn là “bác sĩ có thể đến trường học để tư vấn và dạy cách phòng chống XHTD cho các bé được không?”, cả khán phòng vỗ tay và tán thành với ý kiến của chị.

Lên tiếng - đừng im lặng

Theo luật sư Đào Thị Bích Liên, cha mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD phải hết sức bình tĩnh, ôm con vỗ về, nhẹ nhàng hỏi con về sự việc xảy ra và có thể ghi âm lại lời kể của trẻ, tuyệt đối không cho bé thay quần áo hoặc tắm rửa và đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế, đồng thời làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng. Tuyệt đối không được giữ im lặng.

Giúp trẻ không bị xâm hại tình dụcĐông đảo phụ huynh đến dự buổi nói chuyện về XHTD trẻ em

Tuy nhiên, thủ tục và trình tự tố cáo của ta còn rườm rà, khi tố cáo buộc phải có chứng cứ, tuy nhiên việc XHTD trẻ em thường xảy ra tại những nơi vắng vẻ và không có người thứ ba, các bé còn nhỏ nên việc thu thập chứng cứ là rất khó khăn; việc xét hỏi trẻ trong các trường hợp này chỉ nên hỏi từ 1 đến 2 lần, trẻ thường nói thật nhưng nếu hỏi nhiều lần có thể trẻ sẽ trả lời không chính xác nữa; nên để các điều tra viên có kiến thức về tâm lý hỏi trẻ thì sẽ tốt hơn. Như vậy sẽ giúp cho quá trình điều tra thu được kết quả mong muốn.

Bác sĩ Quỳnh Trang thì cho rằng để trẻ có được môi trường vui chơi an toàn rất cần có sự quan tâm, chăm sóc của cả gia đình và xã hội. Sự trợ giúp của các nhân viên xã hội để kết nối với nhà trường sẽ giúp các em có được sự chia sẻ, động viên. Bác sĩ Quỳnh Trang rất mong muốn những người bác sĩ nhi khoa, tâm lý được phép đến trường khi cần thiết để bảo vệ trẻ khi bị XHTD.

Bài, ảnh: THỦY NGUYỄN

Thói quen phổ biến gây hại cho tim

1. Ngồi nhiều

Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ American Heart Association (AHA), so với những người có lối sống vận động, những người ít vận động và có xu hướng ngồi trên 5 tiếng mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ bị suy tim.

Nếu công việc yêu cầu bạn phải ngồi nhiều, hãy đi lại 5 phút sau mỗi giờ đồng hồ. Vận động nhẹ nhàng thường xuyên có thể giúp động mạch deo dai và lưu thông máu tốt, bảo vệ chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của việc ngồi nhiều.

Ảnh minh họa.

2. Uống quá nhiều rượu

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới cao huyết áp, đột quỵ, béo phì, tất cả làm tăng nguy cơ bệnh tim. AHA báo cáo rằng uống quá nhiều, trên 2 cốc mỗi ngày đối với nam và 1 cốc đối với nữ có thể làm gián đoạn nhịp tim bình thường và gây suy tim. Thỉnh thoảng bạn có thể thưởng thức cocktail, rượu vang, nhưng cần bảo vệ tim bằng cách tuân theo hướng dẫn của AHA.

3. Stress quá nhiều

Stress kích thích cơ thể giải phóng adrenalin, có ảnh hưởng tạm thời tới hoạt động của cơ thể, nhịp tim tăng và huyết áp có thể tăng. Dần dần, quá căng thẳng có thể gây tổn thương mạch máu trong tim và làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Để giảm thiểu tác hại của stress và đột quỵ AHA khuyến nghị như sau:

- Tìm cách giải tỏa stress. Chia sẻ cảm xúc bằng cách nói chuyện với người bạn tin cậy hoặc người thân trong gia đình.

- Tập luyện

Làm giảm stress bằng cách tăng cường hoạt động thể chất. Đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút ở cường độ trung bình vào hầu hết tất cả các ngày trong tuần.

- Lập kế hoạch hoạt động trong ngày

Ưu tiên các nhiệm vụ và kế hoạch sắp tới để ngăn chặn sự đổ dồn công việc dẫn đến quá tải

4. Không dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa không chỉ quan trọng với sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Periodontal Research tháng 5/2014 chỉ ra rằng những người bị bệnh tim mạch dùng chỉ nha khoa ít bị các rối loạn tim mạch hơn. Một số nghiên cứu khác cho biết vi khuẩn liên quan tới bệnh lợi thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể và viêm có thể liên quan tới tăng nguy cơ bị bệnh tim.

5. Dùng quá nhiều muối

Dư thừa natri có thể dẫn tới huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ bệnh tim. Tránh ăn mặn không phải là quá khó, nhưng không dễ nhận biết những thực phẩm chứa muối. Theo Viện Tim, phổi và máu quốc gia Mỹ, các thực phẩm chế biến sẵn gồm rau, súp đóng hộp, bữa tối đông lạnh, khoai tây chiên và các món ăn nhẹ mặn khác…là những thực phẩm chứa nhiều muối. Hãy đọc kĩ nhãn mác và so sánh các sản phẩm, lựa chọn những sản phẩm chứa ít natri nhất. AHA khuyến nghị mọi người chỉ nên ăn dưới 1.500 mg natri mỗi ngày.

6.Không ngủ đủ

Trái tim hoạt động chăm chỉ cả ngày và nếu bạn không ngủ đủ, hệ thống tim mạch của bạn cũng không nhận đủ sự nghỉ ngơi cần thiết. Nhịp tim và huyết áp giảm trong giai đoạn đầu của giấc ngủ (giai đoạn không có chuyển động mắt nhanh-REM), sau đó tăng và giảm theo giấc mơ của bạn trong giai đoạn hai (giấc ngủ REM). Những thay đổi này trong đêm có vẻ thúc đẩy sức khỏe tim mạch.

Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn tới hàm lượng cortisol và adrenalin khi nghỉ cao, tương tự với lượng bạn có khi căng thẳng. Các chuyên gia khuyến nghị người trưởng thành nên ngủ 7-8 tiếng mỗi tối. Thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ngủ 9-10 tiếng.

BS Cẩm Tú

(Theo Everydayhealth/ Univadis)

Những loại thực phẩm giúp phòng táo bón ở trẻ

Dưới đây là những loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ để giúp trẻ phòng ngừa táo bón:

1. Nước

Cần cho con bạn uống đủ nước, ít nhất một lít nước mỗi ngày để phòng táo bón và đảm bảo sức khỏe chung.

2. Chuối

Cho con ăn 1, 2 quả chuối mỗi ngày. Bạn có thể nghiền nát chuối nếu răng bé chưa mọc đầy đủ. Chuối rất giàu chất xơ có thể giúp giảm táo bón.

3. Táo

Bạn có thể luộc một quả táo và nghiền nát cho trẻ ăn. Táo giàu chất chống oxy hóa và chất xơ giúp giảm táo bón.

4. Dầu oliu

Nếu con bạn bị táo bón nghiêm trọng, bạn có thể cho trẻ ăn một thìa dầu oliu, cách này sẽ giúp bôi trơn ruột và làm mềm phân, do vậy giúp giảm triệu chứng táo bón.

5. Lô hội

Trộn một thìa nước ép lô hội với nước ấm và cho trẻ uống, bạn có thể giúp giảm bớt tình trạng táo bón của con vì lô hội rất giàu chất xơ.

6. Sữa đông

Sữa đông có khả năng thúc đẩy các vi khuẩn lành mạnh trong ruột, do vậy điều chỉnh nhu động ruột một cách dễ dàng.

7. Nước cam

Nước cam giàu vitamin C và hàm lượng nước, nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy cho trẻ uống nước cam hàng ngày vừa giúp giảm táo bón vừa tăng cường sức khỏe chung của trẻ.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky)

Mang thai ở người điều trị thai ngoài tử cung

Câu hỏi:Thưa bác sỹ, em đã tiêm MTX điều trị TNTC vòi trứng phải. Nếu sau này noãn từ vòi trứng phải phóng ra và quan hệ, thì liệu em có bị TNTC nữa không ạ. Và nếu như vậy, em muốn có thai an toàn thì phải đi soi canh trứng bên trái đúng không thưa bác sỹ? Và để mang thai an toàn, em nên đi thăm khám những gì và trong bao lâu ạ.

Trả lời:

BS. Lê Huy Tuấn-Chuyên khoa Sản-Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, cho biết:

Nếu bạn bị chửa ngoài tử cung ở vòi trứng phải và tiêm thuốc MTX thì vòi trứng phải coi như bị tắc và trứng ở buồng trứng phải sẽ không vào tử cung được nữa.

Chỉ có trứng ở buồng trứng trái khi phóng noãn sẽ theo vòi trứng trái vào tử cung gặp tinh trùng thì thụ thai thôi.

Bạn siêu âm theo dõi phóng noãn thì lưu ý buồng trứng trái hơn

Khi ổn định (có thể sau 3 tháng) bạn hãy đi khám:

- Khám phụ khoa xem có mắc bệnh gì không.

- Siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng.

- Chụp tử cung vòi trứng xem cụ thể thế nào.

- Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH như thế nào.

BS. Lê Huy Tuấn

Xử trí khi cơ thể bị giữ nước

Hiện tượng giữ nước trong cơ thể gây phù nề là bình thường nếu bạn đang mang thai hoặc trong kỳ kinh. Ngoại trừ những trường hợp này, bạn cần cảnh giác vì dấu hiệu này phản ánh chế độ ăn uống mất cân bằng, phản ứng thuốc, mãn kinh, bệnh tuyến giáp, gan hoặc thận. Có một số cách có thể xử trí tại nhà:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước hơn có tác dụng giảm giữ nước nhưng cần đảm bảo lượng nước hấp thu rải đều trong ngày. Uống nhiều nước trong thời gian ngắn có thể dẫn tới ngộ độc nước.

Hạn chế muối và đường

Muối gây ứ nước ở mô và thừa muối nghĩa là cơ thể bị tích nước. Đường làm tăng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm khả năng loại bỏ muối natri của cơ thể. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng hai loại này.

Lựa chọn thuốc lợi tiểu tự nhiên

Các thuốc lợi tiểu tự nhiên, giảm tích nước là nam việt quất, lá bắp cải sống. Những loại thực phẩm như giấm táo, trà xanh, cần tây và thì là cũng là các bài thuốc tự nhiên trong trường hợp này.

Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược từ cây trà hoặc cây cần tây cũng giúp loại bỏ nước dư thừa ra khỏi cơ thể.

Tỏi

Ăn tỏi khi đói bụng vào buổi sáng có tác dụng lớn. Tỏi cũng giúp giảm các chất béo.

Chườm đá

Bọc đá viên trong một miếng vải mỏng và chấm nó quanh khu vực bị giữ nước. Nó sẽ khiến cho bạn nhẹ nhõm. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Hạn chế uống rượu

Rượu buộc cơ thể phải giữ nước nhiều hơn do vậy chỉ nên uống chừng mực.

BS Cẩm Tú

Theo Timesofindia

Cẩn thận với chứng nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

`Sau đây là cách tự chăm sóc rốn cho bé tại nhà:

- Trong ngày đầu sau sinh, thường sau khi tắm bé, nhân viên y tế bôi dung dịch sát trùng lên cuống rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

- 24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Nên tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn.

- Các bác sĩ cho phép che phủ rốn bằng một lớp gạc vô khuẩn không gòn trong 1-2 ngày đầu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy bôi dung dịch cồn 70độ lên rốn mỗi ngày có thể làm chậm rụng rốn. Cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Giữ cho cuống rốn khô, để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô. Quấn tã phía dưới rốn. Sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.

- Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ.

- Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào thau tắm.

- Một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường.

Tuy nhiên cần đưa trẻ đi khám ngay khi:

Khi trẻ sơ sinh sốt cần mang trẻ đi khám ngay. Có một số tình huống bệnh liên quan đến rốn cần mang trẻ đi khám:

- Nhiễm trùng rốn: nếu thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.

- U hạt rốn: nếu thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.

- Rỉ máu rốn kéo dài: nếu thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ.`

BS. Nguyễn Thị Hòa

Khoảng 2 năm sau khi xạ trị mới nên có con

Câu hỏi: Bác sĩ cho em hỏi: chồng em trị xạ u não xong đã sử dụng thuốc là sau đợt điều trị ngày hút 2 điếu trở lên hiện giờ có hiện tượng đau đầu khó thở tức ngực vậy hút thuốc lá sau khi trị xạ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và có khả năng làm cái u phát triển không?và trị xạ xong có còn khả năng có con không nếu có thì sau bao lâu?

Trả lời: BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa

Thuốc lá nhìn chung tác hại đến tất cả các cơ quan trong cơ thể.

Các căn bệnh hàng đầu do thuốc lá gây ra là ung thư: 30% tất cả các lọai ung thư. Ung thư phế quản đứng đầu danh sách kế đến là ung thư các cơ quan khác có thể kể ra là: thanh quản, vòm hầu, khoang miệng, thực quản, dạy dày, tụy tạng, bàng quang, thận; cổ tử cung, và vú ở nữ. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phế quản gấp 15 lần, hầu – thanh quản gấp 10 lần, thực quản gấp 7 lần, khoang miệng và thận gấp 4 lần, bàng quang gấp 3 lần, tụy tạng gấp 2 lần. Người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc ung thư máu, ung thư não cao hơn người bình thường. Chồng bạn bị ung thư não và đang xạ trị nên chắc chắn là việc hút thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khối u và quá trình điều trị. Chồng bạn nên sớm ngừng việc hút thuốc để tránh làm cho quá trình điệu trị trở lên xấu đi và có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xạ trị không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, mà nó cũng có thể gây tổn hại tới các tế bào bình thường, dẫn đến các tác dụng phụ, trong đó có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bệnh nhân. Tuy nhiên ảnh hưởng thường chỉ là tạm thời, sau khi xạ trị hầu hết bệnh nhân vẫn có khả năng có con.

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư nên chờ khoảng 2 năm sau khi xạ trị mới nên có con. Điều này sẽ giúp cơ thể không còn bị ảnh hưởng bởi ung thư và quá trình điều trị. Do đó, sức khỏe của em bé sẽ được đảm bảo tốt hơn.

BS Nguyễn Thị Hòa

4 triệu chứng ở mắt không nên bỏ qua

1. Nhìn mờ

Mắt khô và mỏi có thể xuất hiện khá thường xuyên đặc biệt khi bạn mệt mỏi hoặc căng mắt. Nhưng nhìn mờ một bên mắt hoặc nhìn mờ kéo dài và liên tục là dấu hiệu không bình thường. Nếu chỉ có một phần thị trường bị ảnh hưởng đây có thể báo hiệu bệnh lý nghiêm trọng hơn ở não. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ.

2. Mắt đỏ

Mắt đỏ có thể là do dị ứng ở mắt, đặc biệt nếu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc do các yếu tố môi trường như bụi hoặc tiếp xúc với khói mù. Nếu mắt quá khô và căng, các mạch máu nhỏ ở lòng trắng có thể bị vỡ gây ra những chấm máu trong mắt. Nếu xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như mắt có dử, nóng rát hoặc sưng , hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì bạn có thể bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm kết mạc.

3. Nhìn thấy “ruồi bay” hoặc lóa

“Ruồi bay” là hiện tượng nhìn thấy các đốm nhỏ lướt qua trước mắt. Khi bạn về già chất giống như gel (dịch kính) lấp đầy bên trong hốc mắt bị thoái hóa gây nên hiện tượng vón cục. Chúng chuyển động khi mắt cử động và có vẻ chạy ra xa khi bạn cố nhìn thẳng vào chúng. Lóa là sự xuất hiện ánh sáng nhấp nháy hoặc vệt sáng cũng là kết quả của quá trình lão hóa.

Mặc dù “ruồi bay” có vẻ đáng ngại nhưng chúng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng và có thể chỉ là do kết quả của cận thị. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy “ruồi bay” hoặc lóa mắt kéo dài hoặc nếu bị đau mắt bạn cần đi khám bác sĩ.

4. Đau và mỏi mắt

Đau và mỏi mắt nhẹ, thoáng qua thường không đáng ngại và có thể do thiếu ngủ hoặc dị ứng. Tuy nhiên nếu bạn bị đau mỏi mắt kéo dài hoặc mức độ nặng, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần đi khám sớm.

BS Cẩm Tú

Theo Yourhealth

(Univadis)

Ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

Trường hợp trẻ em đi đại tiện trên 3 lần mỗi ngày và phân có tính chất thay đổi như loãng, nhiều nước thì đó là dấu biệu của bệnh tiêu chảy. Lưu ý bệnh tiêu chảy cấp tính thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần được gọi là bệnh tiêu chảy kéo dài.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng hàng trăm triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và mỗi trẻ em có thể mắc bệnh tiêu chảy từ 5 - 15 lần trong một năm; trong đó có hàng triệu trẻ em bị tử vong vì căn bệnh này. Ở nước ta theo các nhà khoa học, số trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy chiếm khoảng 22 - 25% số bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng cần được quan tâm. Chính vì lý do này nên hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả nước ta, đều có chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy trẻ em được triển khai thực hiện.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, thường mắc bệnh tiêu chảy do ăn phải thức ăn, uống phải nước uống bị nhiễm vi khuẩn, virút. Trẻ cũng có thể mắc bệnh tiêu chảy trực tiếp do tiếp xúc với nguồn phân thải của người bị mắc bệnh. Thực tế nguồn bệnh tiềm ẩn từ những nguyên nhân khác nhau do những thói quen, tập quán của người lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ như không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn rau sống xử lý không sạch, uống nước lã chứa nhiều vi khuẩn, virút gây bệnh... Ngoài ra, có một số yếu tố khác như: trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc bị mắc một số bệnh như sởi, suy dinh dưỡng... Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều tác nhân gây bệnh tiêu chảy khi tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm phân của người bệnh. Các tác nhân vi khuẩn, virút gây bệnh thường gặp là Rotavirus, Escherichia coli, Shigella, Vibrio cholerae; Salmonella, Campylobacter jejuni, Yersinia enterocolitica; ngoài ra các loại ký sinh trùng như: Lamblia giardia, Entamoeba histolytica... cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy.

virut rotavirus

Tác nhân gây bệnh tiêu chảy thực hiện theo cơ chế bệnh lý là các vi khuẩn, virút, ký sinh trùng bám dính lên tế bào thành ruột, có thể tiết ra độc tố. Các độc tố gây rối loạn chức năng tế bào biểu mô ruột, làm giảm hấp thụ chất natri và làm tăng xuất tiết chất clo; do đó nước và chất điện giải bị xuất tiết vào trong ruột nhiều hơn bình thường. Một số loại vi khuẩn khác có thể gây tổn thương biểu mô thành ruột. Các loại virút cư trú ở khoảng giữa các nhung mao biểu mô ruột non có khả năng hủy hoại tế bào biểu mô và làm cụt đi các nhung mao. Việc trao đổi nước và các chất điện giải tại ruột ở trẻ em bình thường và trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy rất khác nhau.

Bệnh cảnh lâm sàng của tiêu chảy

Bệnh cảnh lâm sàng của tiêu chảy thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ với biểu hiện của hội chứng tiêu hóa và triệu chứng sốt. Hội chứng tiêu hóa thường gặp là đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày có khi tới 10 - 15 lần, phân lỏng, có nhiều nước. Phân có mùi chua hoặc khó ngửi, có nhiều chất mũi nhầy hoặc có máu. Bị mất nước và các chất điện giải, triệu chứng nôn ít hoặc nôn nhiều đều có thể làm tăng nguy cơ mất nước và các chất điện giải. Cần lưu ý triệu chứng mất nước là hậu quả của tiêu chảy và là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Vì vậy, cần đánh giá mức độ mất nước thật sớm để xử trí kịp thời và phù hợp. Nước trong cơ thể mất dưới 5% so với trọng lượng cơ thể là mất nước nhẹ, mất từ 5 - 9% là mất nước vừa và mất trên 10% là mất nước nặng. Trẻ em bị tiêu chảy cấp tính có thể mất từ 50 - 100g, thậm chí từ 300 - 500g nước trong một ngày. Nếu bị mất nước nhẹ, trẻ thường có triệu chứng quấy khóc, vật vã. Nếu bị mất nước vừa, trẻ có biểu hiện tình trạng khát nước nhiều, giảm khối lượng nước tiểu; quấy khóc hoặc lờ đờ, mắt trũng, khóc không có nước mắt, miệng khô, thở sâu và nhanh hơn bình thường; da mất tính đàn hồi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ. Nếu bị mất nước nặng, trẻ có biểu hiện khát nước nhiều, nước tiểu ít; rơi vào tình trạng lờ đờ, chân tay lạnh, mắt trũng, không có nước mắt khi khóc, miệng và môi khô nhiều, thở sâu và nhanh; da mất tính đàn hồi phải trên 2 giây, sờ môi thấy bình thường, thóp lõm, mạch nhanh nhỏ hoặc không bắt được, huyết áp tụt. Triệu chứng sốt cũng thay đổi tùy theo từng trường hợp, có một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy không sốt nhưng nếu tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn hoặc virút trẻ thường bị sốt. Các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân bằng phương pháp cấy phân, soi phân tươi, đo độ pH của phân hoặc xét nghiệm để đánh giá rối loạn nước và chất điện giải bằng điện giải đồ, khối hồng cầu hematocrit, công thức bạch cầu...; khối hồng cầu hematocrit tăng khi có hiện tượng đặc máu, bạch cầu tăng khi có nhiễm khuẩn.

Bù nước và chất điện giải do bệnh gây ra gọi là điều trị phục hồi

Xử trí điều trị

Việc xử trí điều trị chống tình trạng mất nước và chất điện giải khá quan trọng vì thực tế có khoảng 80% các trường hợp trẻ em mắc tiêu chảy bị tử vong do bệnh lý này. Điều trị mất nước và chất điện giải nhằm mục đích bù nước và chất điện giải do bệnh gây ra gọi là điều trị phục hồi, cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể trong khi được điều trị gọi là điều trị duy trì và cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể trong điều kiện sinh lý bình thường. Trong điều trị, có thể đưa nước và chất điện giải vào cơ thể bằng cách uống, tiêm truyền qua đường tĩnh mạch, dùng ống thông mũi - dạ dày. Dung dịch dùng để uống được pha từ gói bột ORS gọi là dung dịch oresol. Một gói bột ORS thường có: clorua natri 3,5g; bicarbonat natri 2,5g; clorua kali 1,5g; glucose 20g được pha với 1 lít nước để sử dụng; hiện nay gói bột ORS được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, vì vậy nên đọc kỹ cách pha chế ghi trên bao bì trước khi dùng. Nếu không có sẵn gói ORS để pha dung dịch oresol, có thể dùng dung dịch gồm 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha với 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo với 5 thìa canh bột gạo (50g), 1 thìa cà phê muối (3,5g) và 1 lít nước đun sôi từ 2 - 5 phút; để có chất kali có thể cho thêm vào nước cháo vài thìa nước quả. Dung dịch dùng để tiêm truyền qua đường tĩnh mạch thường được sử dụng là loại huyết thanh NaCl 0,9%, huyết thanh glucose 5%, lactat hoặc acetat Ringer, dung dịch Darrow; các loại dịch truyền tĩnh mạch được chỉ định theo quy định của bác sĩ điều trị tùy từng trường hợp.

Sau khi đánh giá tình trạng mất nước, tùy theo mức độ để bù nước và chất điện giải cho phù hợp. Trong trường hợp mất nước nhẹ, cho uống dung dịch oresol với liều lượng 50 ml/kg cân nặng trong 4 giờ; nếu mất nước vừa cho uống 100 ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Khi trẻ bị nôn nhiều, vẫn cứ cho uống nhưng uống từng thìa. Trường hợp trẻ hôn mê không uống được, cần tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch lactat Ringer với liều lượng 30 ml/kg cân nặng trong 1 giờ; sau đó đánh giá tình trạng mất nước và tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch này với liều lượng 70 ml/kg cân nặng trong 5 giờ; đối với trẻ trên 1 tuổi có thể tiêm truyền nhanh hơn. Tiếp tục đánh giá lại các triệu chứng mất nước, nếu trẻ có chuyển biến đỡ hơn cho uống dung dịch oresol với liều lượng 20 ml/kg cân nặng mỗi giờ. Nếu không có dung dịch lactat Ringer, có thể dùng dung dịch acetat Ringer hoặc dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%. Trường hợp không tiêm truyền được, có thể bù nước qua ống thông mũi - dạ dày với liều lượng 20 ml/kg cân nặng trong mỗi giờ, tổng số là 120 ml/kg cân nặng.

Ngoài điều trị bù nước và chất điện giải, việc dinh dưỡng của trẻ cũng cần được lưu ý. Khi mắc bệnh tiêu chảy, trẻ thường bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vì tình trạng tiêu chảy, nôn, biếng ăn; vì vậy chế độ kiêng khem đối với trẻ là không hợp lý. Thực tế ngay trong thời kỳ cấp tính của bệnh tiêu chảy, ruột vẫn giữ được chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy ngay sau khi hồi phục nước và chất điện giải, cần cho trẻ bú sớm và không được bắt trẻ phải nhịn ăn. Đối với những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò, sau khi đã bù nước và chất điện giải nên cho trẻ bú sữa pha loãng hơn lúc trẻ chưa mắc bệnh hoặc có thể cho bú sữa pha ORS với tỉ lệ 1/3 sữa và 2/3 bột ORS. Dần dần sau đó cho ăn theo chế độ bình thường. Khi trẻ đã khỏi bệnh tiêu chảy, mỗi ngày nên cho ăn thêm một bữa và ăn trong một tuần để nhanh lấy lại sức. Lưu ý tránh cho trẻ ăn nước cháo kéo dài hoặc kiêng khem không cho ăn các thức ăn có chất dinh dưỡng cao vì trong điều trị bệnh tiêu chảy không nên để cho trẻ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết.

Việc sử dụng kháng sinh và một số loại thuốc khác được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn như mắc bệnh tả, lỵ trực trùng, amíp cấp tính và những rối loạn khác... Đối với trường hợp đặc biệt như trẻ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, trẻ bị tiêu chảy và sốt cao co giật; cần phải lưu ý một số vấn đề trong điều trị. Trẻ suy dinh dưỡng thường bị tiêu chảy, việc điều trị gặp khó khăn hơn trẻ có dinh dưỡng tốt; cần bù nước và chất điện giải như đã nêu ở trên nhưng giai đoạn duy trì kéo dài hơn, vì vậy phải dùng dung dịch oresol thời gian lâu hơn; đối với trẻ suy dinh dưỡng thể phù gọi là bệnh Kwashiorkor dễ tăng tình trạng phù và gây suy tim nên cần theo dõi chặt chẽ, cho trẻ ăn lại khẩu phần bình thường càng sớm càng tốt. Trẻ bị tiêu chảy có sốt cao co giật phải tìm ổ nhiễm trùng trong cơ thể ở tại tai, phổi, tiết niệu...; nếu trẻ sốt cao, cần điều trị như những trường hợp sốt cao với thuốc hạ nhiệt và thuốc an thần đề phòng co giật. Hiện nay nhờ sự cải tiến phương pháp và kỹ thuật điều trị bệnh tiêu chảy nên tỉ lệ tử vong do bệnh lý này đã giảm thiểu đến mức đáng kể; tuy nhiên công tác phòng bệnh tiêu chảy vẫn là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các trường hợp tiêu chảy cấp tính ở trẻ em.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻĐể phòng ngừa bệnh tiêu chảy, trẻ phải được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh cần thiết. Nên cho trẻ bú ngay sữa mẹ sau khi sinh ra được vài giờ, trong 4 - 6 tháng đầu cần nuôi con bằng sữa mẹ; từ tháng thứ 6 trở đi có thể cho trẻ ăn thức ăn bổ sung. Các nhà khoa học khuyến cáo nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi nếu có điều kiện vì sữa mẹ sạch, không bị nhiễm khuẩn, có nhiều chất diệt khuẩn như: tế bào bạch cầu, immunoglobin, lactoferin, lysozym. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý và quan trọng, có yếu tố phòng bệnh tiêu chảy tốt nhất cho trẻ đã được khẳng định. Nếu trẻ không có đủ sữa mẹ hoặc không có mẹ để bú sữa, có thể cho bú thêm sữa bò hoặc sử dụng sữa bò thay thế bằng cách dùng thìa hay bình sữa với núm vú cao su. Ngoài nguồn sữa mẹ, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là vấn đề cần thiết; từ tháng thứ 6 trở đi nên cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn giàu chất đạm, nhất chất đạm động vật; chất giàu năng tượng từ mỡ, dầu; nhiều loại vitamin A, B1, B6, muối khoáng, rau quả... Từ 1 tuổi trở lên nên cho trẻ ăn thêm cháo, cơm, rau, cá, thịt... Nguồn thức ăn phải bảo đảm tươi, không bị nhiễm khuẩn, được đun nấu kỹ và ăn nóng. Ngoài ra phải giữ gìn vệ sinh cần thiết như cho trẻ dùng nước uống tinh khiết, vệ sinh môi trường sống và sinh hoạt của trẻ, giáo dục trẻ giữ vệ sinh cá nhân, không uống nước lã, không ăn quả xanh, rửa tay trước khi ăn... để phòng bệnh tiêu chảy.Trẻ phải được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH